MẮM TÔM CHÀ GÒ CÔNG
MẮM TÔM CHÀ GÒ CÔNG – SHRIMP PASTE
Mắm tôm chà này đã có từ lâu, nhưng kể từ tháng năm nào thì không ai rõ. Nhưng một điều chắc chắn làm mắm tôm chà đã được “tiến cung” và trở thành món ăn của cung đình kể từ thời Triều Nguyễn do Bà Từ Dũ mang từ quê hương Gò Công về khi Bà trở thành Hoàng Thái Hậu cho đến ngày nay. Mắm tôm chà được chế biến theo phương pháp thủ công. Tôm bạc phải lựa cùng loại và thật tươi, cắt bỏ đầu, đuôi, rửa sạch để cho ráo nước, ướp muối, quết hoặc bỏ vào cối đá xay nhuyễn. xong đổ vào hủ kín phơi nắng trong hai ngày liền. Sau đó đổ ra một cái cối ở dưới đáy có lổ li ti để ép lấy nước thịt tôm và nêm thêm các loại gia vị. Dung dịch này đem ra phơi nắng một tuần lễ cho đến khi đặc quánh lại thì gọi là mắm tôm chà. Mắm tôm chà được ăn với bún, thịt luộc, chuối chát, khế chua, dưa chuột và rau sống đủ loại. Mắm tôm chà là đầu mối liên kết, dung hòa, hợp nhất tất cả các thứ trên, để trở thành món ăn ngon miệng của con người. Mắm tôm chà từ đó trở thành đặc sản ẩm thực của vùng Gò Công.
Shrimp paste existed a very long time ago and no one can remember the date. One thing can be sure is that shrimp paste offered and became a royal food of Nguyen Dynasty due Tu Du brought it from Go Cong her native soil when she became Queen Mother. Shrimp Paste has nowadays been made by traditional method. Fresh white shrimps of same kind have their tails cut, clean washed in water and let dry themselves. Then, put some salt into them, knead or put them in a stone grinder. Then, put this mixture into a jar, dry it under the sun for 2 continuous days. After that, refine the mixture for the extract and season it. This liquid is let dry under the sun for one week untilit condenses and it’s called shrimp paste. Shrimp paste is usually eaten with rice vermicelli, boiled pork, sour starfruits, small cucumbers and vegetables of all kinds. Shrimp Paste is the bridge to connect all these above and become a delicious dish. From that time, Shrimp Paste is special food of Go Cong area.
Hình thành từ lâu đời, Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ.
Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 921 ngày 20 tháng 07 năm 1994.
Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án "Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản".
Vương quốc Phù Nam được xác định là một quốc gia cổ đại - Nhà nước đầu tiên có nền chính trị- kinh tế hùng mạnh ở Đông Nam Á trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên.
Hiện tại Mỹ Tho là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Tiền Giang, Mỹ Tho nổi tiếng ngoài ẩm thực, di tích lịch sử còn loại hình du lịch sinh thái tham quan Cồn Thới Sơn, Cồn Tân Long,… với lượng khách hàng nghìn lượt mỗi ngày.
Món ăn này rất phổ biến ở Nam Bộ nói chung Miền Tây nói riêng, đặc biệt là ở những miền quê, đồng ruộng, sông nước, không gì bằng sau một ngày làm việc mệt nhọc được thưởng thức một bát cơm cùng tô canh chua cá lóc đồng thơm phức.
Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm.
"Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm".
Nếu có dịp đến với vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang bạn đừng quên thưởng thức món bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã, miệt vườn, đượm tình quê hương.
Theo các tài liệu lịch sử, tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho dài 70km bắt đầu hoạt động ngày 20-7-1885, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương.
Thời Pháp thuộc, sông Bảo Định lại là con kênh đầu tiên ở Nam Bộ được dùng phương tiện cơ giới là chiếc xáng múc để nâng cấp dòng chảy.