THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC
Đoàn khách do Công Ty Thương Mại Du Lịch VietStar tổ chức ghé Viếng và tham quan thiền viện.
Một trong bốn Thánh tích Phật Giáo
Từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A, theo hướng Tây 6km, chúng tôi đến Long Định, rẽ phải 10km đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước; đi thẳng 10km nữa thì tới thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, xã Thạnh Tân, huyện mới Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Cơ ngơi ngôi chùa nổi tiếng này rất hoành tráng với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo, tổng diện tích là 30ha, theo mô hình truyền thống các thiền viện hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
Bốn Thánh tích (Tứ động tâm) có tỉ lệ 6/10 so với nguyên mẫu (gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt); tháp Đại giác cũng theo tỷ lệ trên và có chiều cao 31m; ngay trung tâm thiền viện sẽ đắp một hòn giả sơn cao 25m làm thế tựa lưng cho tổ đường, chánh điện.
Hiện tại thiền viện vẫn còn đang xây dựng thêm nhiều hạng mục, tương lai sẽ trở thành trung tâm tu học, một nơi thu hút khách tham quan và góp phần làm thay đổi diện mạo một xã nghèo của huyện Tân Phước, nơi một thời được xem là vùng đất hoang vu, cách trở của vùng Đồng Tháp Mười. Đến đây quý du khách còn được ngắm cánh đồng ngút ngàn với khóm, khoai mỡ, thanh long, mít,… dùng món kẹo thơm ngon không thể nào quên của xứ này.
Hình thành từ lâu đời, Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ.
Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 921 ngày 20 tháng 07 năm 1994.
Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án "Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản".
Vương quốc Phù Nam được xác định là một quốc gia cổ đại - Nhà nước đầu tiên có nền chính trị- kinh tế hùng mạnh ở Đông Nam Á trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên.
Hiện tại Mỹ Tho là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Tiền Giang, Mỹ Tho nổi tiếng ngoài ẩm thực, di tích lịch sử còn loại hình du lịch sinh thái tham quan Cồn Thới Sơn, Cồn Tân Long,… với lượng khách hàng nghìn lượt mỗi ngày.
Món ăn này rất phổ biến ở Nam Bộ nói chung Miền Tây nói riêng, đặc biệt là ở những miền quê, đồng ruộng, sông nước, không gì bằng sau một ngày làm việc mệt nhọc được thưởng thức một bát cơm cùng tô canh chua cá lóc đồng thơm phức.
Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm.
"Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm".
Nếu có dịp đến với vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang bạn đừng quên thưởng thức món bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã, miệt vườn, đượm tình quê hương.
Theo các tài liệu lịch sử, tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho dài 70km bắt đầu hoạt động ngày 20-7-1885, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương.
Thời Pháp thuộc, sông Bảo Định lại là con kênh đầu tiên ở Nam Bộ được dùng phương tiện cơ giới là chiếc xáng múc để nâng cấp dòng chảy.